Tái sinh da là một thuật ngữ mô tả quá trình sừng hóa của da. Quá trình này diễn ra mỗi ngày và ảnh hưởng trực tiếp đến sự khỏe đẹp của làn da bởi:
– Nếu tốc độ tái sinh da chậm: lớp sừng sẽ không tróc mà dần bị tích tụ thành những mảng dày trên da -> gây tắc lỗ chân lông, tiết nhiều dầu và dễ gây mụn.
– Nếu tốc độ tái sinh da nhanh: lớp sừng hình thành không đồng đều -> gây ra tình trạng giữ nước yếu, khiến da nhanh bị khô ráp.
Vậy, tốc độ tái sinh da phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cùng DORI tìm hiểu nhé.
1. Dinh dưỡng cho da (bên trong và ngoài)
Hằng ngày, làn da sản xuất khoảng 5 tỷ tế bào. Và để cho các tế bào da được khỏe mạnh, được sản xuất đều đặn thì da cần được bổ sinh dinh dưỡng kỹ càng:
- Dinh dưỡng bên trong: bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là da dạng vitamin. Ngoài ra, cần uống đủ nước để đảm bảo đủ độ ẩm từ bên trong.
- Dinh dưỡng bên ngoài: dưỡng ẩm da kỹ càng và thường xuyên đắp mặt nạ để bổ sung dưỡng chất cho da.
>>> Đề xuất tham khảo: Những Điều Cần Biết Về Kem Dưỡng Ẩm
2. Tác động môi trường bên ngoài
Những tác động tiêu cực từ môi trường sẽ làm da nhanh khô ráp, lão hóa và ảnh hưởng đến quá trình tái tạo da. Vì thế, cần chú ý:
- Chống nắng cho da kỹ càng bằng kem chống nắng, mũ nón, áo khoác,…
- Hạn chế ra ngoài/che chắn da thật kỹ càng khi không khí ô nhiễm, nồng độ bụi mụn cao (bụi mịn có thể thâm nhập sâu vào trong da).
3. Quá trình làm sạch và tẩy tế bào chết đều đặn
Làn da có cơ chế tẩy tế bào chết tự nhiên, nhưng không thể tự loại bỏ hết 100% lớp da chết nếu không có sự tác động bên ngoài. Vì thế, việc tẩy tế bào chết đều đặn hàng tuần là điều nên làm. Thói quen này không những giúp làn da mịn màng hơn mà còn kích thích tế bào da mới được sản sinh nhanh chóng.
Một số lưu ý khi tẩy tế bào chết:
- Chỉ duy trì thực hiện 2 lần/tuần. Bởi tẩy tế bào chết quá nhiều lần sẽ làm mỏng da, khiến lớp da non bên trong không được bảo vệ và bị tổn thương.
- Không sử dụng lực quá mạnh, khiến da dễ bị chảy xệ.
4. Độ tuổi
Quy trình tái sinh da (từ tế bào mới -> tế bào chết) sẽ phụ thuộc vào độ tuổi:
- Trẻ nhỏ: 14 ngày.
- Tuổi dậy thì: 20 ngày.
- 20 tuổi – 29 tuổi: 28 ngày.
- 30 tuổi – 39 tuổi: 40 ngày.
- 40 tuổi – 59 tuổi: 55 ngày.
- Hơn 60 tuổi: 100 ngày.
Móc thời gian này có thể tăng/giảm nhờ vào chế độ chăm sóc da, thói quen sinh hoạt cũng như sức đề kháng da của mỗi người.