Để trị mụn NHANH – ĐÚNG – HIỆU QUẢ thì việc xác định đúng loại mụn, đúng cấp độ mụn ban đầu là điều cần thiết nhất. Bởi mỗi tình trạng mụn đều có những đặc điểm và cách điều trị khác nhau.
Bài viết này, DORI xin chia sẻ 9 loại mụn thường gặp nhất ở khách hàng:
Điểm Danh Các Loại Mụn Thường Gặp Ở Khách Hàng Nhất
1. Mụn Đầu Trắng
- Được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
- Có thể lấy loại mụn này.
2. Mụn Đầu Đen
- Mụn đầu đen có cơ chế hình thành tương tự mụn đầu trắng.
- Vì mụn đầu đen khiến lỗ chân lông mở to nên nó sẽ tiếp xúc với không khí, từ đó bị oxy hóa và đổi thành màu đen, nhân cứng.
- Có thể lấy loại mụn này.

3. Mụn Ẩn Dưới Da
- Là loại mụn không viêm, không sưng, không nhức nhưng lại có nhân nằm sâu bên trong nang lông.
- Gồm những đốm mụn nhỏ li ti, không mọc riêng lẻ mà sẽ mọc theo từng cụm và ngày càng lan rộng ra các khu vực xung quanh trên da mặt, khiến bề mặt da trở nên sần sùi.
- Có thể lấy loại mụn này.
>>> Bài viết nên xem: Liệu trình trị mụn ẩn dưới da Pha Lê Tuyết với Serum Linh Chi Đỏ
4. Sợi Bã Nhờn
- Được hình thành bởi hỗn hợp vi khuẩn, lipid bã nhờn, và tế bào chết xung quanh nang lông.
- Sợi bã nhờn thường nhỏ li ti, hay mọc thành cụm và khi nặn ra thì nó là những sợi nhỏ, dài và trắng.
- Thường gặp ở vùng cằm dưới môi và 2 bên rìa mũi.
- Có thể lấy loại mụn này.
5. Mụn Sẩn
- Là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen và đầu trắng bị viêm, tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng nhỏ trên da, thường không thấy đầu mụn.
- Nếu da có nhiều mụn sẩn thì khả năng các mụn viêm khác sẽ hình thành là rất cao.
- KHÔNG nặn loại mụn này bởi nếu nặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo.
6. Mụn Mủ
- Mụn mủ là một bước phát triển mới của mụn sẩn.
- Nhìn giống mụn đầu trắng với vòng đỏ bao quanh và bị sưng. Các vết sưng thường có nhiều mủ màu trắng hoặc vàng bên trong nên nhìn khá to.
- Tuyệt đối KHÔNG nặn và bóp mụn cho đến khi đầu trắng xuất hiện rõ.

7. Mụn U
- Là loại mụn có nốt to, viêm, thấy cứng khi chạm vào và thường sẽ không thấy đầu mụn.
- Mụn phát triển sâu bên trong da và thường gây đau nhức.
- Có tính nghiêm trọng hơn mụn mủ rất nhiều.
- Tuyệt đối KHÔNG nặn và bóp mụn cho đến khi đầu trắng xuất hiện rõ.
8. Mụn Mạch Lươn
- Có nang trứng cá lớn, nhọt và loét.
- Bề mặt da mụn mạch lươn bị phù nề, bên dưới là tổ chức mụn liên kết phức tạp với những hang chứa mủ, dịch, máu.
- Các khối nang chứa mủ, nốt nhọt đi kèm với mụn nhân xuất hiện ở nơi đổ mồ hôi nhiều, da nhờn (như mặt, cổ, vai, lưng, ngực và cả ở mông).
- Cần xác định vị trí mềm của ổ nhầy để chích lấy bớt phần mủ dịch. Đồng thời sát khuẩn sạch sẽ + chạy điện tím sau khi thực hiện.
9. Mụn Nội Tiết
- Là tình trạng mụn hình thành do yếu tố nội tiết bên trong cơ thể. Có thể là tổng hợp của các loại mụn trên, không cụ thể 1 loại mụn nào cả.
- Có thể nhận dạng mụn nội tiết qua vị trí mụn (quanh miệng, cằm và quai hàm, sau đó sẽ đến giữa trán rồi lan ra các vị trí khác) và chu kỳ mụn quay lại.
- Cần kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài mới đem lại hiệu quả.
Mỗi loại mụn sẽ có những đặc điểm và mức độ ảnh hưởng lên da khác nhau. Vì thế, Spa cần xác định được LOẠI MỤN – CẤP ĐỘ MỤN để lên phác đồ cũng như lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Chúc các Spa thành công!